Thảo luận Trợ giúp:Editting
Ai có mong muốn được hướng dẫn chi tiết phần nào xin đóng góp ở đây.
Vị trí đặt thể loại
Đặt ở đầu thì tiện hơn. Lúc hiển thị thì luôn luôn hiển thị ở cuối rồi.
Theo mình cái này chỉ là vấn đề hình thức. Ngoài ra, khi người khác muốn edit lại bài viết thì thường họ edit nội dung nên phần Thể loại để cuối sẽ ưu việt hơn vì nó là nội dung ít thay đổi --TXT 02:18, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (PDT)
Tiêu đề bài viết
Hiện đang có 2 cách thức đặt tiêu đề (thí dụ, IC hay Integrated Circuit):
- Dùng tiêu đề dài: ưu điểm là dễ phân biệt, không sợ nhầm lẫn, đặc biệt khi nhiều chữ đều có cùng một cách viết tắt. Khuyết điểm là tạo ra nhiều mục từ trùng không cần thiết (nhiều người chỉ biết IC chứ không quan tâm Integrated Circuit là gì, mà cái này mình có thể giải thích thêm).
- Dùng tiêu đề ngắn: ưu điểm là dùng các từ quen thuộc. Khuyết điểm là có thể bị trùng, một từ có nhiều khái niệm, như là IP = Internet Protocol hay Intellectual Property.
- Thêm một khuyết điểm của tiêu đề dài là khi đó các tiêu đề ngắn phải dùng redirect, và không xuất hiện trong danh mục từ (thí dụ từ NGN, PSTN, QoS không có trong Thể loại:Viễn thông mà chỉ có các từ dài). Trong khi người tra cứu họ chỉ quan tâm đến chữ viết tắt, vì nó thông dụng hơn rất nhiều. 3GPP thì biết chứ The Third... gì gì đó thì chịu. Jcisio 02:02, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (PDT)
Theo mình, chúng ta nên đặt tiêu đề đầy đủ để đảm bảo tính ổn định lâu dài cho cơ sở dữ liệu TDCN. Về vấn đề lo ngại của Jcisio, mình có thể giải thích ngắn gọn nhữ sau: Nếu tại thời điểm hiện tại chỉ có một từ viết tắt cho một tiêu đề dài, bạn có thể làm hiển thị nó bằng các đặt thẻ Thể loại cho cái từ viết tắt đó. Do vậy, người dùng gõ IC hay Integrated circuit đều nhận được kết quả như nhau. Trong Thể loại điện tử học cũng thể hiện cả hai từ.
#redirect [Tên đầy đủ]
[[Thể loại:Tên thể loại]]
Trong tương lai, nếu xuất hiện thêm một từ IC với nghĩa interconnection component chẳng hạn. Với cách đặt tiêu đề dài chúng ta có thể làm xuất hiện trang liệt kê các nghĩa viết tắt khi người tra cứu nhập từ cần tra cứu là IC. Từ đó, người tra cứu sẽ tra cứu nghĩa của từ nào liên quan đến ngành của họ, liên quan đến cái họ cần.
P/S: Đề nghị mọi người dùng chữ ký để dễ thảo luận. --TXT 02:30, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (PDT)
- Đúng là dùng tiêu đề ngắn sẽ có khuyết điểm rất lớn về việc các chữ viết tắt trùng nhau. Về lâu dài càng nhiều chữ viết tắt thì khả năng trùng càng cao. Tuy nhiên dùng tiêu đề dài lại có khuyết điểm khó khắc phục là nhân đôi số lượng mục từ. Khuyết điểm này khó khắc phục, trong khi với tiêu đề ngắn có thể giải quyết bằng cách ghi thêm chữ đầy đủ vào tiêu đề nếu trùng. Thí dụ:
IP có thể có nhiều nghĩa
*[[IP (Internet Protocol)]]
*[[IP (Intellectual Property)]]
- Việc trùng từ cho đến nay, và cả tương lai chắc không nhiều lắm. Vì những người sáng tạo ra chữ viết tắt họ phải để ý xem chữ đó được dùng chưa, nhất là trong 1 lĩnh vực.
- Jcisio 03:02, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (PDT)
Mình thực sự không hiểu về khái niệm "nhân đôi mục từ" vì mình cho rằng hai mà là một (một thằng redirect sang thằng kia). Điều này giúp cho người tra cứu có nhiều lựa chọn hơn.
Ngoài ra, khi đặt tên dài thì trong bài viết vẫn đề tên viết tắt. Nếu người tra cứu gõ IP thì phần kết quả tìm kiếm sẽ hiện thị cả hai bài viết => người tra cứu vẫn tìm được cái cần tìm. --TXT 06:46, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (PDT)
- "Nhân đôi mục từ" nghĩa là thay vì chỉ có 1 mục từ IC chẳng hạn, giờ có đến 2 mục từ: IC và Integrated Circuit. Khi xuất bản sang dạng khác, cần thể hiện mục từ (thí dụ biên soạn từ điển giấy, hoặc export danh mục các từ để làm "autolink" cho trang web...) sẽ tốn chỗ. Trong khi đó khái niệm "integrated circuit" rất ít gặp vì người ta toàn dùng chữ IC (chưa kể Integrated Circuit là một từ tiếng Anh). Khi đọc tài liệu, người đọc thường tự hỏi IC là gì, ADSL là gì chứ ít ai hỏi "Integrated Circuit" hay "Asysmetric..." là gì. --Jcisio 07:09, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (PDT)
- Cảm ơn Jcisio đã giải thích cặn kẽ. Tuy vậy, mình vẫn muốn dùng tên đầy đủ hơn vì những ưu việt của nó trong việc quản lý. Ngoài ra, dùng tên đầy đủ cũng đúng hơn về nguyên tắc xây dựng từ điển vì rằng chúng ta xây dựng từ điển thuật ngữ chứ không phải là liệt kê các từ viết tắt hay giải thích các từ viết tắt. Còn nếu người dùng tra cứu IC vì thói quen thì công cụ tìm kiếm vẫn cho kết quả trả lời vì trong bài viết có sử dụng từ viết tắt đó.
- Nhân đây mình cũng note thêm một ý nữa là chúng ta xây dựng từ điển thuật ngữ, ngầm hiểu là Anh - Việt. Tất nhiên Viêt - Việt cũng được khuyến khích.TXT 14:50, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (PDT)
- Thực ra các wiki hiện tại đều dùng chữ đầy đủ làm tiêu đề. Tuy nhiên, do đặc trưng của từ điển chúng ta, đại đa số các thuật ngữ đều gặp ở dạng viết tắt nên việc dùng từ viết tắt, cũng là từ chính thức sẽ thuận lợi hơn.--Jcisio 10:55, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (PDT)
Mình vẫn phải nhắc lại vấn đề đặt tên. Hiện tại chúng ta mới chỉ xây dựng cơ sở dữ liệu từ viết tắt chứ chưa thực sự đi xây dựng từ điển theo đúng nghĩa đích thực của nó. Điều này tạo ra ấn tượng ảo cho chúng ta là thuật ngữ công nghệ chỉ toàn chữ viết tắt => điều này hoàn toàn không đúng. Nếu chỉ xây dựng từ điển viết tắt thì chúng ta chỉ có khoảng 1000 đến 2000 từ viết tắt hay được dùng trong điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin.--TXT 01:43, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (PDT)
- Theo mình thì chúng ta xây dựng TDCN theo hướng (theo mức độ ưu tiên ở thời điểm này)
- 1. Từ viết tắt PDA, DPA...(abrreviation)
- 2. Thuật ngữ (terminology). Trong terminology thì ưu tiên theo hướng Anh - Việt, và sau đó là Việt - Việt.
- Do vậy cách đặt tên thì đối với từ viết tắt thì đặt tên theo từ viết tắt. Riêng đối với terminology thì rõ ràng phải đặt tên dài theo cái terminology đấy. Câu hỏi đặt ra là ngay chổ terminology này là chỉ duy nhất đặt tên theo tiếng Anh, rồi dịch nghĩa sang tiếng Việt hay là xây dựng theo hướng Việt - Việt. Ví dụ: Từ điều chế (modulation) thì nên đặt tên là gì? Từ "điều chế" là thông dụng ( trong ngôn ngữ tiếng Việt khoa học) hơn là từ vai mượn modulation. Hay là đặt cả 2 và một cái redirect đến cái còn lại? Tương tự "hàng đợi" thì thông dụng hơn là "queue". Còn FIFO thì chỉ là một loại hàng đợi chứ không phải là hàng đợi...Có lẻ chúng ta nên có một buổi họp online để thống nhất các vấn đề này nhỉ --Nvqthinh 00:24, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (PDT)
Tường Lửa
Tường lửa là hệ thống được thiết kế để ngăn chặn các truy cập trái phép vào và ra mạng riêng tư. Tường lửa có thể được đặt tại phần cứng hoặc phần mềm. Tường lửa thường được dùng để ngăn chặn người dùng trái phép truy cập vào mạng nội bộ. Mọi thông tin ra vào mạng nội bộ đều đi qua tường lửa. Nó sẽ kiểm tra từng thông tin và ngăn chặn những thông tin không đặt được theo yêu cầu an ninh đã được đề ra.
Có rất nhiều phương pháp tường lửa: Lọc gói tin: Xem xét từng gói tin ra vào mạng sau đó chấp nhận hoặc từ chối chúng dựa vào luật đã được đặt sẵn từ người dùng. Lọc gói tin rất hiệu quả nhưng rất khó cấu hình.