Trợ giúp:Editting

Từ Từ điển công nghệ

Trang này chứa các hướng dẫn cơ bản nhất để soạn thảo bài viết.

Định dạng nội dung

Bạn có thể dùng thanh công cụ để thực hiện các định dạng thông thường, hoặc xem hướng dẫn ở Cú pháp soạn bài

Để tạo liên kết, hoặc đơn thuần chỉ ghi địa chỉ, hoặc ghi [địa chỉ|tên muốn hiển thị]. Để tạo liên kết đến một bài khác thì đơn giản hơn: [[tên bài]]

Các hướng dẫn khác: Tải tập tin, Chú thích nguồn tham khảo (sẽ cài template này), Gõ công thức toán.

Phân mục, định hướng...

Các hướng dẫn để Xếp bài vào thể loại, Tạo trang đổi hướng

Hướng dẫn chung chung:

- Để xếp một bài vào một thể loại nào đó, thêm mã sau vào nội dung (tốt nhất là vào đầu trang): [[Thể loại:Tên thể loại]]. Hãy tham khảo danh sách tất cả thể loại hiện có trước khi đặt thể loại cho bài viết, nhằm tránh tạo thể loại mới không cần thiết.

- Để dùng lại một nội dung được soạn sẵn, chúng ta dùng Tiêu bản. Nội dung của tiêu bản sẽ được tự động chèn vào. Để sử dụng tiêu bản, ta có cú pháp {{tên tiêu bản|tham số|tham số...}}. Thí dụ {{SITENAME}} sẽ chèn tên Wiki (là Từ điển công nghệ) vào vị trí hiện tại. Tất cả các tiêu bản được lưu trong Thể loại:Tiêu bản.

- Khi đặt tên thể loại mới chú ý nên viết bằng chữ thường. Ví dụ, tên thể loại đúng quy định là Truyền thông kỹ thuật số hoặc truyền thông kỹ thuật số. Tên thể loại như Truyền Thông Kỹ Thuật Số' (có một chữ viết hoa khác chữ cái đầu tiên) là không hợp lệ.

- Để tạo liên kết đến trang thể loại, dùng các mã kiểu như sau (thêm dấu ":" trước từ khóa "Thể loại"): [[:Thể loại:Vật lý học]] hoặc muốn đổi lại tên cho liên kết [[:Thể loại:Vật lý học|Các bài trong thể loại vật lý học]].

- Để tạo định hướng đến trang khác, dùng thẻ "redirect". Mã lệnh: #redirect [[tên khác]]. Thí dụ trang "Wireless sensor network" bạn tạo nội dung #redirect [[WSN]]

Chú thích nguồn gốc tham khảo

Dùng thẻ refreferences. Cụ thể ở những nơi chèn ghi chú ta ghi <ref>nội dung</ref> hoặc <ref name="tên">nội dung</ref>. Để dùng lại một chú thích đã đặt tên <ref name="tên"/>

Ở cuối trang sẽ chèn <references/>.

Hoàn toàn như làm việc với TeX.


Cách đặt tên một bài viết mới

Khi thực hiện một bài viết mới, tên của bài viết nên là từ viết tắt (hay gặp) thay vì cụm từ đầy đủ. Ví dụ, tên bài viết nên là "IC" thay vì viết đầy đủ "Integrated circuit". Việc này sẽ có ý nghĩa rất lớn vì giúp người đọc tránh được các khái niệm không cần thiết.

Nếu nhiều thuật ngữ viết tắt giống nhau, bạn có thể tạo trang với tiêu đề là chữ viết tắt đó, ở đó liên kết đến các thuật ngữ liên quan được viết đầy đủ. Thí dụ như trang IP.

Quản lí bài viết

  • Để đánh dấu một bài viết cần được kiểm tra, hãy dùng Tiêu bản:Cần xem lại. Lưu ý là trước đây chúng ta sử dụng Thể loại:Cần xem lại để đánh dấu bài viết, cách này không chuẩn và ít linh động hơn dùng Tiêu bản.

Nội dung và cấu trúc của một bài viết

Bài viết giải thích một thuật ngữ bao gồm các nội dung sau:

  • Thuật ngữ gốc (tiếng Anh)
  • Viết tắt (nếu có)
  • Thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt
  • Phần giải thích nghĩa của thuật ngữ
  • Thông tin thêm (nếu có)
  • Tài liệu tham chiếu
  • Liên kết ngoài (nếu có)
  • Xem thêm (liệt kêt các thuật ngữ liên quan - nếu có)
  • Thể loại (dùng những thể loại đã tồn tại, hạn chế việc tạo thể loại mới không cần thiết)

Để thống nhất về mặt cấu trúc, một bài viết nên tuân theo nguyên tắc cấu trúc sau:

Định nghĩa (sử dụng Tiêu bản:Định nghĩa)
Thông tin thêm
Tài liệu tham chiếu
Liên kết ngoài
Xem thêm
Thể loại:Tên thể loại

Phần mã này đã được chép vào Tiêu bản:Preload (xem bên dưới). Nội dung trang đó sẽ được khóa, để sửa đổi xin dùng phần thảo luận.

Tham gia thảo luận

Mỗi bài viết đều có phần Thảo luận riêng, chúng ta nên thảo luận trong đó. Nhớ kí tên sau nội dung của mình.

Để lùi vào một mức, bạn gõ ":" ở đầu dòng, 2 mức thì gõ 2 lần "::" v.v.

Một vài tùy biến quan trọng